Phòng thờ tân cổ điển nằm trong lâu đài cô Tâm tọa lạc tại Ninh Bình với thiết kế sang trọng, ấm cúng nhưng sản phẩm sau khi thi công được đánh giá còn đẹp và tinh tế hơn cả bản 3D. Tại sao lại nhận xét như vậy, mời các bạn theo tôi đi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thông tin phòng thờ tân cổ điển.
- Công trình: Lâu đài.
- Địa chỉ: Ninh Bình.
- Chủ đầu tư: Cô Tâm.
- Không gian: Phòng thờ.
- Diện tích: 28m2.
- Phong cách: Thiết kế tân cổ điển.
Phòng thờ tân cổ điển là gì?
Phong cách tân cổ điển là quá trình lược bỏ các chi tiết cầu kỳ, khá rườm rà của thiết kế nội thất cổ điển và có sự giản đơn trong việc hình thành các hoa văn, họa tiết của hiện đại.
Phòng thờ tân cổ điển là không gian thờ cúng gia tiên của gia chủ không thể thiếu được thiết kế theo phong cách tân cổ điển sang trọng.
Phòng thờ tân cổ điển lâu đài cô Tâm.
Thiết kế 3D phòng thờ tân cổ điển.
Qua quá trình gặp gỡ trao đổi với cô Tâm, phòng thiết kế đã lên phương án 3D cho phòng thờ tân cổ điển.
Với phương án thiết kế này, chúng ta có thể thấy không gian được ốp gỗ toàn bộ, ô huỳnh dán giấy dán tường hoa văn cổ điển kết hợp chi tiết hoa văn, phào chỉ đục chạm tinh xảo theo chủ đề phòng thờ đã tạo nên sự ấm cúng và thiêng liêng.
Khu vực để bàn thờ với câu đối, hoành phi được lấy ngôn ngữ thờ phụng đặc trưng của người Việt Nam.
Phần ánh sáng được thiết kế với tông màu vàng ấm khi kết hợp với màu nâu đỏ của gỗ không gian trở nên ấm cúng và thiêng liêng hơn cả.
Đồ nội thất đưa vào cũng mang hơi hướng của người Việt đồng nhất với hoa văn, đường nét của phòng thờ.
Phòng thờ tân cổ điển sau khi thi công.
Sau quá trình triển khai thi công từng hạng mục, phòng thờ tân cổ điển cô Tâm đã hoàn thành và được đánh giá rất cao về chất lượng cũng như bám sát hiện trạng công trình.
Về tổng thể, các nhà thiết kế đã bám sát thực tế ngoài công trình để đưa ra bản vẽ kỹ thuật tương đối chính xác để điều tiết và giúp phần thi công nhanh gọn hơn.
Có thể thấy về mặt không gian giống phương án 3D đến 90% và có sự thay đổi về thiết kế và hoa văn đưa vào lòng trần do sự thay đổi bản xây tường để không gian sảnh rộng hơn cho nên không gian nhỏ lại đồng nghĩa phần trần nhỏ lại không thể áp được trần bản 3D.
Tuy thay đổi vậy nhưng sự thay đổi này không ảnh hưởng đến bố cục và tính tổng thể của cả căn phòng.
Khi ra ngoài thực tế, bàn thờ được chia làm 2 bởi gia chủ thờ gia tiên và thờ phật cho nên không gian không đủ cho đồ nội thất như 3D nhưng lại đem lại không gian thoáng và giao thông di chuyển.
Kết luận
Phòng để thờ cúng tổ tiên chính là nơi không thể thiếu của bất cứ căn nhà nào. Việc bố trí đẹp, ấm cúng cùng kết hợp phong cách tân cổ điển và nét truyền thống sẽ tạo nên không gian phòng thờ uy nghiêm, tôn kính tỏ lòng thành kính với gia tiên.
Công ty nội thất châu âu Panama hy vọng những sản phẩm mà công ty thiết kế và thi công sẽ giúp cho quý khách hàng có thêm kiến thức về dòng tân cổ điển nói chung và nâng tầm phong cách sống nói riêng.